Kiến Thức Forex

Cung cầu (Supply and Demand) là gì? Hướng dẫn cách vẽ vùng cung cầu đơn giản

Áp dụng các kiến thức về vùng cung và vùng cầu (Supply and Demand) khi tham gia vào sàn giao dịch Forex là kỹ thuật cần thiết mà các nhà đầu tư nên thực hiện. Điều này sẽ cung cấp nhiều thông tin hữu ích về thời gian mà giá sẽ đảo chiều trong tương lai. 

Vậy vùng cung cầu là gì trong thị trường Forex? Làm thế nào để xác định được vùng cung và vùng cầu? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn các thông tin cơ bản nhất về hai vùng cung cầu. 

Cung cầu (Supply Demand) là gì?

Vùng cung cầu (Supply and Demand) là kỹ thuật phân tích được sử dụng phổ biến trong thị trường giao dịch Forex. Đây là những khoảng thời gian xảy ra sự tranh chấp giữa hai bên giao dịch trước khi giá biến động mạnh. Vùng cung cầu thường được đánh dấu hình chữ nhật trên biểu đồ giá ngoại hối hoặc chứng khoán.

Làm thế nào để xác định vùng Supply and Demand?

Để vẽ vùng cung và vùng cầu (Supply Demand), trước hết bạn cần xác định được hai vùng này. Dưới đây là cách xác định vùng cung và vùng cầu trên biểu đồ chứng khoán:

Cách xác định vùng cung (Supply Zone)

Vùng cung là khu vực mà số lượng bên bán nhiều hơn hẳn bên mua, giá sẽ giảm cho đến khi phục hồi sự cân bằng giữa bên mua và bên bán. Thông thường, giá trên thị trường chạm đến vùng này thì sẽ giảm xuống. Vì thế nhà giao dịch có thể kiếm lợi nhuận bằng cách bán tại đây.

Để xác định vùng cung, trước hết bạn cần xác định vùng cơ sở đi từ mức giá của cây nến cuối ngay trước khi giá bắt đầu giảm xuống. Bạn có thể vẽ hình chữ nhật từ đây qua vùng cơ sở để tạo thành vùng cung.

Có 2 dạng vùng cung: Vùng cung đảo chiều và vùng cung tiếp diễn. 

  • Vùng cung đảo chiều là khi giá đi ngang sau một khoảng thời gian tăng, tạo thành vùng cơ sở rồi giảm mạnh. 
  • Vùng cung tiếp diễn là khi giá dừng giảm, tạo thành vùng cơ sở rồi tiếp tục giảm mạnh. 
Vùng cung đảo chiều và vùng cung tiếp diễn
Vùng cung đảo chiều và vùng cung tiếp diễn

Cách xác định vùng cầu (Demand Zone)

Vùng cầu là khu vực xuất hiện khi nguồn cung dần cạn kiệt, nhu cầu mua bắt đầu gia tăng. Khi đó, nhu cầu tăng mạnh nên giá cũng tăng lên. Các nhà đầu tư có thể thực hiện lệnh mua ở đây để thu về lợi nhuận lớn. 

Để xác định vùng cầu, trước hết bạn cần xác định vùng cơ sở đi từ mức giá của cây nến cuối ngay trước khi giá bắt đầu giảm xuống. Bạn có thể vẽ hình chữ nhật từ đây qua vùng cơ sở để tạo thành vùng cầu.

Có 2 dạng vùng cầu: Vùng cầu đảo chiều và vùng cầu tiếp diễn. 

  • Vùng cầu đảo chiều là khi giá đi ngang sau một khoảng thời gian giảm, tạo thành vùng cơ sở rồi tăng nhanh. 
  • Vùng cầu tiếp diễn là khi giá dừng tăng, tạo thành vùng cơ sở rồi tiếp tục tăng cao. 
Vùng cầu đảo chiều và vùng cầu tiếp diễn
Vùng cầu đảo chiều và vùng cầu tiếp diễn

Vùng cơ sở (Base) là gì?

Vùng cơ sở (Base) là một nhóm những cây nến nhỏ đi ngang hoặc kết hợp giữa các cây nến đảo chiều. Bên cạnh đó, các mô hình nến Nhật như nến sao băng, nến Hammer, nến nhấn chìm tăng và giảm… bao gồm 1 hoặc 2 cây nến cũng có thể được dùng để vẽ vùng cơ sở.

Vùng cơ sở được vẽ từ mức giá thấp nhất của nến trước khi thị trường bắt đầu đảo chiều. Các nhà giao dịch có thể kéo một hình chữ nhật từ vùng cơ sở để tạo ra một vùng cung hoặc vùng cầu.

Hướng dẫn cách vẽ vùng cung cầu (Supply and Demand)

Nguyên tắc vẽ vùng cung cầu

Có 4 nguyên tắc để vẽ vùng cung cầu:

  • Nếu chỉ có một cây nến trong vùng cơ sở, thì cây nến đó được xem là Base.
  • Nếu có nhiều hơn một cây nến nhưng không vượt quá 6 cây nến trong vùng cơ sở, cây nến nào có thân nến nhỏ hơn 50% trên toàn bộ nến thì cũng được xem là một phần của Base.
  • Nếu cây nến có thân nến nhỏ hơn 10%: Đường 1 và 2 phải được vẽ trên đỉnh và đuôi của bóng nến, hoặc đường 1 được vẽ tại điểm mở cửa/đóng cửa của nến, còn đường 2 thì được vẽ tại điểm kết thúc của bóng nến.
  • Khi thoát khỏi vị trí vùng đệm – vùng cơ sở, phải có một cây nến mạnh với thân nến chiếm gần hết toàn bộ cây nến thì vùng đệm đó mới được xem là có hiệu lực mạnh.
Một số nguyên tắc vẽ vùng Supply and Demand
Một số nguyên tắc vẽ vùng Supply and Demand

Cách vẽ vùng cung

  • Vùng cung được vẽ bằng một hình chữ nhật, đi từ giá mở cửa của cây nến cuối cùng tăng trước khi giá đảo chiều bắt đầu giảm. Để vẽ vùng cung, nhà giao dịch cần xác định được cây nến tăng cuối cùng trong vùng cơ sở.
  • Độ rộng của vùng cung thường được giới hạn bằng mức giá cao nhất (có thể lấy râu nến) của cây nến gần với vùng đảo chiều nhất. 

Cách vẽ vùng cầu

  • Cách vẽ của vùng cầu cũng tương tự như vùng cung. Nhà giao dịch cần vẽ từ giá mở cửa của cây nến cuối cùng giảm trước khi giá đảo chiều bắt đầu tăng.
  • Độ rộng của vùng cầu thường được giới hạn bằng mức giá thấp nhất (có thể lấy râu nến) của cây nến gần với vùng đảo chiều nhất.

Lưu ý: Chiều dài của vùng cung và vùng cầu (Supply and Demand) có thể được kéo dài không giới hạn. Điều này cũng dự báo trong tương lai, nếu mức giá chạm đến vùng cung cầu thì sẽ có khả năng đảo chiều.

Vùng cung cầu (Supply and Demand) có giá trị giao dịch khi nào?

Các nhà giao dịch thường cho rằng, vùng cung cầu khi được xuất hiện trong khoảng thời gian dài sẽ có nhiều giá trị hơn. Các vùng cung và vùng cầu nếu xuất phát từ vùng cơ sở gồm những cây nến sideway (đi ngang, không có biến động) sẽ đưa ra dự báo tốt hơn so với vùng có cây nến đơn, vì:

  • Khi bắt đầu từ một cây nến đơn, nghĩa là đang có ít nhà giao dịch tham gia đặt lệnh ngược hướng thị trường trước khi giá bắt đầu đảo chiều để hình thành vùng cung cầu. 
  • Ngược lại, khi bắt đầu từ một vùng cơ sở, nghĩa là đang có nhiều nhà giao dịch bị kẹt lệnh do thị trường đi ngang.

Bên cạnh đó, vùng cung cầu mới được hình thành sẽ có nhiều giá trị giao dịch hơn. Vùng cung cầu cũng tương tự như vùng hỗ trợ và vùng kháng cự. Nhà giao dịch có thể đặt lệnh bán khi mức giá quay về vùng cung, hoặc đặt lệnh mua khi mức giá quay về vùng cầu.

Tuy nhiên, để giao dịch hiệu quả hơn thì nên chọn các vùng cung cầu mới và chưa bị phản ứng bởi giá. Vì thông thường, sau mỗi lần thử nghiệm lại giá thì giá trị của vùng cũng sẽ giảm đi. Càng về sau, giá đảo chiều sẽ thấp đi và các giao dịch cũng sẽ kém hiệu quả.

Vùng nguyên bản (Original level) và vùng tươi mới (Fresh level)

Vùng nguyên bản (Original level) là vùng được tạo ra từ lần đầu tiên, không phải hình thành do sự phản ứng bởi giá với một vùng trước đó. 

Vùng tươi mới (Fresh level) là vùng kế tiếp (ngay sau vùng nguyên bản) được hình thành do sự phản ứng bởi giá với vùng nguyên bản. Các vùng phía sau vùng tươi mới gọi là Non-Fresh level.

Cách xác định vùng nguyên mẫu
Cách xác định vùng nguyên mẫu

Một số lưu ý về thời điểm sử dụng các vùng này:

  • Chỉ sử dụng vùng tươi mới (Fresh level) tại khung thời gian vào lệnh, không được sử dụng vùng không còn mới (Non-Fresh level).
  • Để giao dịch theo xu hướng, chỉ sử dụng vùng tươi mới (Fresh level).
  • Để giao dịch ngược xu hướng, sử dụng hai vùng tươi mới (Fresh level) và vùng nguyên bản (Original level).

Lời kết

Trên đây là các kiến thức cần thiết về vùng cung và vùng cầu (Supply and Demand) thường được sử dụng phổ biến trong thị trường tiền ảo Việt Nam. Để lựa chọn thời điểm giao dịch thu về lợi nhuận cao nhất, bạn cần xác định rõ hai khái niệm vùng cung và vùng cầu trước khi tham gia đầu tư Forex.

Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích khác về kiến thức Forex trên website của Phú Thông Trader trước khi bắt đầu tham gia giao dịch Forex. Các kênh truyền thông dưới đây sẽ đăng tải những buổi phân tích Forex hàng tuần dành cho người mới xem miễn phí:

❖Channel: https://t.me/HOCVIENFX 

❖Youtube: Phu Thong Trader

❖Fanpage: Phú Thông Trader

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button