Kiến Thức Forex

Chiến lược giao dịch hỗ trợ và kháng cự – Hướng dẫn cho người mới bắt đầu

Bạn đã nghe nhiều lý thuyết kiểu như “dừng lỗ khi giao dịch forex tại điểm hỗ trợ và kháng cự” nhưng lại không thành công khi áp dụng thực tế. Trong bài viết sau, mình muốn giới thiệu đến bạn chiến lược giao dịch hỗ trợ và kháng cự trên biểu đồ, cách đặt lệnh dừng lỗ hiệu quả, và những sai lầm mà trader mới thường gặp. 

Hãy đọc để biết cách nhận diện điểm phá vỡ, tối ưu tỷ lệ lợi nhuận và sử dụng lợi thế chiến lược trước những trader khác.

Sự thật #1: Hỗ trợ và kháng cự càng được kiểm tra nhiều lần, càng yếu đi.

  • Hỗ trợ: Khu vực trên biểu đồ có xu hướng tăng.
  • Kháng cự: Khu vực trên biểu đồ có xu hướng giảm.
Ví dụ về khu vực hỗ trợ
Ví dụ về khu vực hỗ trợ

 

Ví dụ về khu vực kháng cự
Ví dụ về khu vực kháng cự

Nhiều sách giao dịch cho rằng hỗ trợ và kháng cự càng được kiểm tra nhiều lần, thì chúng càng mạnh mẽ. Nhưng thực tế, chúng càng được kiểm tra nhiều lần thì sẽ càng trở nên yếu đi. Khi thị trường tiếp tục kiểm tra hỗ trợ, áp lực mua từ các tổ chức lớn sẽ dần giảm, khiến hỗ trợ trở nên yếu đi.

Tips cho bạn: 

  • Đáy cao hơn khi tiếp cận kháng cự thường dẫn đến tăng giá. 
  • Đỉnh thấp hơn khi tiếp cận hỗ trợ thường dẫn đến giảm giá.

Sự thật #2: Hỗ trợ và kháng cự trên biểu đồ là các khu vực, không phải đường thẳng.

Nếu coi hỗ trợ và kháng cự trên biểu đồ là đường thẳng, bạn sẽ gặp 2 vấn đề:

  • Khi giá “không đạt tới” và bạn bỏ lỡ giao dịch. Điều này xảy ra khi thị trường tiếp cận gần đến đường SR của bạn nhưng không đủ gần. Sau đó, nó đảo ngược lại hướng đối diện. Và bạn bỏ lỡ giao dịch vì bạn đang chờ thị trường kiểm tra chính xác mức SR của mình.
  • Khi giá “vượt quá”, bạn cho rằng SR đã bị phá vỡ. Vì vậy, bạn thực hiện giao dịch dựa trên sự phá vỡ, nhưng sau đó nhận ra đó chỉ là một sự phá vỡ giả mạo.
Khi giá không đạt tới, bạn dễ bỏ lỡ giao dịch
Khi giá không đạt tới, bạn dễ bỏ lỡ giao dịch

 

Ví dụ khi giá “vượt quá”
Ví dụ khi giá “vượt quá”

Để tránh những sai lầm này, hãy xem hỗ trợ và kháng cự như là các khu vực mà thị trường có thể tác động. Lí do là vì thị trường có 2 nhóm nhà giao dịch.

  • Nhóm sợ bỏ lỡ (FOMO) sẽ mua ngay khi giá gần hỗ trợ.
  • Nhóm muốn mua giá thấp sẽ đặt lệnh tại mức thấp nhất của hỗ trợ.

Không ai biết nhóm nào sẽ chi phối, nên hãy coi hỗ trợ và kháng cự như các khu vực, chứ không phải đường.

Sự thật #3: Hỗ trợ và kháng cự không chỉ cố định mà còn biến đổi.

Không chỉ có hỗ trợ và kháng cự ngang (cố định) mà chúng cũng có thể thay đổi theo thời gian, gọi là hỗ trợ và kháng cự động.

Bạn có thể xác định kháng cự, hỗ trợ bằng cách sử dụng đường trung bình động và đường xu hướng như sau:

  • Trung bình di động: Ví dụ, sử dụng các đường trung bình động MA20 & MA50. Nhưng bạn cũng có thể dùng các giá trị khác như MA100 hoặc MA200. Đôi khi các bạn có thể dùng các đường EMA.
  • Đường xu hướng: Là các đường chéo trên biểu đồ. Cái này thì có thể check mấy bài về Trendline, đó cũng được coi là hỗ trợ, kháng cự được.
Ví dụ về hỗ trợ và kháng cự động trong forex
Ví dụ về hỗ trợ và kháng cự động trong forex

Tip cho bạn: Luôn coi hỗ trợ và kháng cự như khu vực, không phải đường cho cả hai loại trên.

Sự thật #4: Đặt lệnh dừng lỗ ngay tại hỗ trợ và kháng cự không phải là lựa chọn tốt.

Nhiều người thường đặt lệnh dừng lỗ ngay dưới hỗ trợ hoặc trên kháng cự. Tuy nhiên, có cách tốt hơn là:

Đặt lệnh dừng lỗ cách xa hỗ trợ và kháng cự

Bạn có thể làm điều này bằng cách sử dụng chỉ số Average True Range (ATR).

Cách thực hiện như sau:

  • Xác định điểm thấp của hỗ trợ
  • Tìm giá trị ATR
  • Lấy điểm thấp của hỗ trợ trừ đi giá trị ATR
Đặt lệnh dừng lỗ cách xa hỗ trợ và kháng cự
Đặt lệnh dừng lỗ cách xa hỗ trợ và kháng cự

Chỉ kết thúc giao dịch khi giá đóng cửa của nến vượt qua hỗ trợ hoặc kháng cự

Như vậy, bạn sẽ tránh được rủi ro khi thị trường tạo ra những biến động giả mạo.

Sự thật #5: Giao dịch tại gần điểm hỗ trợ hoặc kháng cự giúp bạn có lợi thế.

Một lỗi thường gặp của các trader mới là họ thường mua hoặc bán ra khi giá cách xa điểm hỗ trợ hoặc kháng cự. Điều này yêu cầu một lệnh dừng lỗ lớn và mang lại tỷ lệ rủi ro và lợi nhuận không tốt. Nếu biết kiên nhẫn chờ giá đến gần điểm hỗ trợ hoặc kháng cự, bạn có thể giảm thiểu rủi ro.

Tip cho bạn: Xác định trước các khu vực hỗ trợ và kháng cự, chỉ giao dịch khi giá ở gần khu vực đó.

Kiên nhẫn chờ giá đến gần điểm hỗ trợ hoặc kháng cự
Kiên nhẫn chờ giá đến gần điểm hỗ trợ hoặc kháng cự

Cách nhận biết Hỗ trợ hoặc Kháng cự sẽ bị phá vỡ:

  • Trong xu hướng tăng: Kháng cự thường bị phá vỡ trong xu hướng tăng vì giá thường tạo ra các đỉnh mới. Do đó, đừng cố sell ngắn khi giá đang tiếp cận kháng cự. Thay vào đó, nên chờ đợi và BUY khi giá điều chỉnh và tiếp cận hỗ trợ.
  • Trong xu hướng giảm: Hỗ trợ thường bị phá vỡ khi thị trường đang giảm vì giá thường tạo ra các đáy mới. Do đó, buy khi giá tiếp cận hỗ trợ trong xu hướng giảm có thể rủi ro cao. Tốt hơn hết, bạn nên chờ đợi và SELL  khi giá tiếp cận kháng cự.
  • Nếu giá không tăng mà chỉ tích lũy gần hỗ trợ: Nếu bạn thấy giá không tăng mạnh mà chỉ dao động ngang hoặc tích lũy gần hỗ trợ, đó là dấu hiệu hỗ trợ có thể bị phá vỡ. Chiến thuật là hãy đợi phá vỡ hẳn thì mới setup lệnh buy khi giá hồi test lại. Tương tự ở kèo sell cũng đợi nó phá vỡ mới setup kèo sell khi hồi.

Chiến lược giao dịch hỗ trợ và kháng cự giúp bạn kiếm lợi từ những nhà giao dịch thua cuộc

Hỗ trợ và kháng cự thu hút rất nhiều sự quan tâm của trader. Sẽ có một số người tìm cách giao dịch đảo chiều xu hướng và một số khác muốn giao dịch theo sự phá vỡ. Nếu một bên thắng, phía còn lại sẽ thua.

Do đó, lời khuyên là bạn hãy học một chiến lược giao dịch tại hỗ trợ và kháng cự để tìm kiếm nhuận lợi từ những nhà giao dịch phá vỡ (breakout). Và để áp dụng tốt hãy:

  • Đánh dấu các khu vực SR (hỗ trợ và kháng cự).
Đánh dấu khu vực hỗ trợ và kháng cự
Đánh dấu khu vực hỗ trợ và kháng cự
  • Đợi một di chuyển hướng đến SR.
Đợi chuyển hướng đến khu vực hỗ trợ và kháng cự
Đợi chuyển hướng đến khu vực hỗ trợ và kháng cự
  • Đợi giá bị từ chối tại SR.
Đợi từ chối ở khu vực hỗ trợ và kháng cự
Đợi từ chối ở khu vực hỗ trợ và kháng cự
  • Vào lệnh ở nến tiếp theo với lệnh dừng lỗ phía sau điểm cao/thấp của dao động.
Vào lệnh ở nến tiếp theo
Vào lệnh ở nến tiếp theo
  • Take profit – chốt lợi nhuận tại điểm cao/thấp của nhịp swing (hoặc chốt lời theo tỷ lệ RR).
Chốt lợi nhuận ở điểm cao/thấp nhịp swing
Chốt lợi nhuận ở điểm cao/thấp nhịp swing

Bạn hãy nhớ rằng không có chiến lược nào là hoàn hảo và quản lý rủi ro luôn là chìa khóa. Đừng rủi ro hơn 1% số tiền trong tài khoản của mình cho mỗi lệnh giao dịch.

Chiến lược giao dịch hỗ trợ và kháng cự, thiết lập chiến thắng tại (SOYBNUSD)
Chiến lược giao dịch hỗ trợ và kháng cự, thiết lập chiến thắng tại (SOYBNUSD)

Các câu hỏi thường gặp

#1: Làm sao để xác định độ rộng của hỗ trợ và kháng cự?

Hãy sử dụng chỉ báo ATR (Average True Range). Đầu tiên, tìm giá trị ATR hiện tại. Sau đó, thêm 1,5 (có thể lên đến 2) lần giá trị ATR vào mức hỗ trợ của bạn để xác định khu vực hỗ trợ. 

Đồng thời, quan sát cách giá phản ứng với hỗ trợ và kháng cự. Nếu giá chỉ chạm nhẹ vào hỗ trợ và quay lại hoặc nếu nó đi sâu vào hỗ trợ trước khi bị từ chối, dùng những thông tin này để xác định độ rộng thực sự của khu vực hỗ trợ.

#2: Giá vượt hỗ trợ và kháng cự với khối lượng lớn có quan trọng không?

Dựa vào nghiên cứu, khối lượng không quá quan trọng trong việc xác định một sự bùng nổ là thực sự hay không. Điểm này thực sự có ý nghĩ nhiều hơn trong chứng khoán hơn, còn bên Forex hay CFD nói chung hầu như không có ý nghĩa nhiều. Nếu bạn nào có thể care thêm giá trị này nữa thì càng tốt.

#3: “Tăng dần”, đó có phải là “Tích lũy” không?

Không chính xác. 

Thỉnh thoảng chúng ta sẽ thấy hiện tượng di chuyển “Tăng dần” trên biểu đồ, cảm thấy rất khó chịu. Nó liên quan đến sự hợp nhất chặt chẽ của giá, khi mà các biểu đồ nến chồng chéo lên nhau và khó xác định hỗ trợ hoặc kháng cự. Trong khi “tích lũy” mô tả một phạm vi giá rộng hơn, nơi giá dao động lên và xuống một cách rõ ràng hơn.

Lời kết

Trong quá trình giao dịch, việc hiểu rõ và áp dụng chiến lược giao dịch hỗ trợ và kháng cự là yếu tố quan trọng để đạt được hiệu suất tốt. Dù bạn là người mới bắt đầu hay đã có kinh nghiệm, việc áp dụng đúng đắn và nhất quán chiến lược này sẽ đem lại lợi ích lâu dài cho bạn trên thị trường. 

Nếu bạn quan tâm đến kiến thức forex và muốn đào sâu hơn, hãy follow kênh Phú Thông Trader, nơi chia sẻ và phân tích kèo FX, Gold, BTC hàng ngày bạn nhé.

❖Channel: https://t.me/HOCVIENFX 

❖Youtube: Phu Thong Trader

❖Fanpage: Phú Thông Trader

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button