Kiến Thức Forex

Nguyên lý và ứng dụng của lý thuyết Dow trong Forex

Lý thuyết Dow là nền tảng căn bản của phương pháp phân tích kỹ thuật được sử dụng rộng rãi trong đầu tư tài chính. Hiểu rõ 6 nguyên lý và cách ứng dụng lý thuyết Dow trong Forex là điều rất cần thiết đối với các nhà đầu tư. 

Lý thuyết Dow là gì?

Lý thuyết Dow được đặt tên theo người thành lập tạp chí The Wall Street Journal – Charles Dow. Đây là một lý thuyết cơ bản, là nền móng của phương pháp phân tích kỹ thuật để dự đoán xu hướng tăng giảm của giá cổ phiếu.  

Để có thể ứng dụng lý thuyết Dow trong Forex, bạn phải nắm rõ về hai chỉ số Dow Jones Industrial Average (DJIA) và Dow Jones Transportation Average (DJTA). Theo lý thuyết này:

  • Nếu giá của cổ phiếu trong DJIA và DJTA đều tăng, thì đó là tín hiệu tốt, cho thấy thị trường đang trong trạng thái uptrend (tăng giá). 
  • Ngược lại, nếu giá cổ phiếu trong DJIA và DJTA cùng giảm, cho thấy thị trường có tín hiệu sẽ Downtrend (giảm giá).
Lý thuyết Dow trong Forex - kỹ thuật nghiên cứu xu hướng thị trường
Lý thuyết Dow trong Forex – kỹ thuật nghiên cứu xu hướng thị trường

6 nguyên tắc của lý thuyết Dow mà nhà đầu tư cần nắm rõ

6 nguyên tắc cơ bản trong lý thuyết Dow được xem là bản thảo đầu tiên về phân tích kỹ thuật. Hiểu và vận dụng được cả 6 nguyên tắc này, bạn đã có thể tiến đến việc ứng dụng lý thuyết Dow trong Forex một cách có hiệu quả. 

Chỉ số thị trường phản ánh tất cả thông tin của nền kinh tế

Lý thuyết Dow cho rằng, thị trường tài chính là nơi bạn có thể cập nhật tất cả thông tin về tình hình kinh doanh, tài chính, chính sách, tâm lý đầu tư…  tất cả đều được phản ánh trong giá cổ phiếu của mỗi công ty.

Theo đó, bạn có thể sử dụng các phương pháp phân tích dữ liệu hiện có để dự đoán xu hướng tăng giảm của một cổ phiếu bất kỳ. Bạn có thể theo dõi và phân tích các tin tức, sự kiện có liên quan tới tiền tệ để áp dụng lý thuyết Dow trong Forex.

Tuy nhiên, lời khuyên dành cho bạn là không nên quá tập trung vào nguyên tắc thứ nhất này. Bởi lẽ, đôi lúc nó sẽ chịu sự chi phối của nhiều yếu tố như: sự kiểm soát của NĐT lớn, hiệu ứng đám đông hoặc sự can thiệp của chính phủ, các quỹ và tổ chức tài chính thế giới… 

Ba xu thế chính của thị trường 

Theo lý thuyết này, thị trường đầu tư tài chính luôn tồn tại 3 xu thế với 3 phân cấp khác nhau. Trong đó, mỗi xu thế đều có các đặc điểm và vai trò khác nhau. 

Xu thế chính của thị trường tài chính
Xu thế chính của thị trường tài chính

Cấp 1 – Xu thế chính

Đây là xu thế kéo dài trong khoảng thời gian từ 1 – 3 năm, vừa đủ cho các  nhà đầu tư nhận định được xu hướng dài hạn của thị trường. Xu thế chính được chia làm 2 nhóm gồm:

  • Xu thế tăng: Giá cổ phiếu của các công ty tăng dần đều, nhà đầu tư có sức mua mạnh.
  • Xu thế giảm: Giá cổ phiếu của các công ty giảm dần đều, xu hướng bán mạnh từ các nhà đầu tư.  

Do thời gian kéo dài nên rất khó để dự đoán được xu thế chính. Ngoài ra, hiện nay không có cơ quan, tổ chức hay cá nhân nào có thể thao túng được xu thế này.

Xu thế chính rõ ràng về mặt chỉ số và thông tin nên khó bị thao túng
Xu thế chính rõ ràng về mặt chỉ số và thông tin nên khó bị thao túng

Cấp 2 – Xu thế phụ

Xu thế phụ diễn ra trong thời gian ngắn, thường chỉ kéo dài trong khoảng từ 1 – 3 tháng. Theo kinh nghiệm, xu thế phụ luôn có chiều hướng đi ngược với xu thế chính.

Cấp 3 – Xu thế nhỏ

Xu thế cấp 3 là ngắn nhất, kéo dài thường không quá 3 tuần và có xu hướng đi ngược lại xu thế phụ. Cả xu thế cấp 2 và cấp 3 đều diễn ra quá nhanh và rất dễ bị thao túng. Nếu nhà đầu tư chưa có kinh nghiệm, rất dễ bị ảnh hưởng bởi các xu thế thị trường này. 

Ngược lại, nếu NĐT có ý định đầu tư dài hạn thì nên dành nhiều thời gian nghiên cứu xu thế cấp 1. Nó sẽ giúp bạn thu được nhiều quả ngọt trong tương lai. 

Xu hướng chính gồm 3 giai đoạn

Lý thuyết Dow có nêu rõ, xu hướng chính của thị trường (tăng/ giảm) đều được chia làm 3 giai đoạn. Nẵm rõ nguyên tắc này, bạn sẽ tiến đến gần hơn với việc sử dụng lý thuyết Dow trong Forex

Xu hướng tăng

Theo lý thuyết của Dow, xu hướng tăng có 3 giai đoạn, bao gồm: 

Giai đoạn tích luỹ

Thị trường có xu hướng biến động chậm và gần như không có nhiều sự thay đổi. Giai đoạn tích lũy thường xuất hiện ở cuối xu hướng giảm và rất khó để nhận biết. Lúc này, giá trị của các loại tài sản tương đối thấp, là thời cơ để những người giàu mua vào tích lũy.  

Nếu chưa có kinh nghiệm bạn sẽ rất khó để nhận biết là xu thế giảm đã thực sự kết thúc. Có thể nói, thời điểm này khá nhạy cảm, nếu nhanh nhẹn và có khả năng tài chính, bạn sẽ là người nắm được cổ phiếu tốt với giá rất rẻ. 

3 giai đoạn trong xu hướng tăng và xu hướng giảm của thị trường
3 giai đoạn trong xu hướng tăng và xu hướng giảm của thị trường
Giai đoạn bùng nổ 

Sau giai đoạn tích lũy chính là thời kỳ bùng nổ. Nói cho dễ hiểu, thị trường cổ phiếu chính là xã hội thu nhỏ của thị trường kinh tế thế giới. Cứ sau những đợt suy thoái, khủng hoảng kinh tế chính là thời kỳ vàng để tăng trưởng vượt bậc. 

Trong giai đoạn này, giá cổ phiếu bắt đầu tăng mạnh, sức mua trên thị trường tăng trưởng rõ rệt. Đây chính là thời điểm những tài sản giá thấp ở giai đoạn trước bắt đầu tăng trưởng và mang lại mức lợi nhuận khổng lồ.  

Giai đoạn quá độ

Sau khi thị trường đã đạt đến mức độ tăng trưởng cực hạng, nó bắt đầu yếu dần. Lúc này, một số nhà đầu tư thông minh sẽ bán dần cổ phiếu trước khi nó rớt giá mạnh, thị trường bắt đầu xu hướng giảm.

Xem thêm: Cách trở thành pro trader chuyên nghiệp và thông thạo thị trường

Xu hướng giảm

Tương tự xu hướng tăng, xu hướng giảm cũng được chia làm 3 giai đoạn chính gồm: 

Giai đoạn phân phối

Kết thúc giai đoạn quá độ chính là xu hướng giảm của thị trường đầu tư. Nó sẽ bắt đầu khi các nhà đầu tư tiếp tục mua vào bởi họ tin rằng giá tiếp tục tăng. Nhưng thực chất là họ đang đu đỉnh, và giá trị các loại tài sản sẽ nhanh chóng giảm mạnh trong tương lai gần. 

Giai đoạn tuyệt vọng

Thị trường sụt giảm nghiêm trọng khi các nhà đầu tư lớn bắt đầu bán toàn bộ cổ phiếu của mình. Đây là thời điểm nhiều tin xấu được tung ra, các NĐT nhỏ lẻ rơi vào trạng thái hoang mang và tìm cách bán tháo lượng cổ phiếu mình đang có.

Giai đoạn sụp đổ

Đây là thời kì đen tối nhất của thị trường tài chính, hàng loạt công ty phá sản trong khi các NĐT nhỏ rơi vào trạng thái tồi tệ nhất. Giá trị tất cả các loại cổ phiếu đều tuột dốc không phanh, nhiều người mất sạch toàn bộ tài sản của mình. 

Thời kỳ sụp đổ cũng là dấu hiệu giai đoạn tích lũy đang bắt đầu và thị trường sẽ có một chu kỳ mới.  

Một chu kỳ trong đầu tư tài chính mới lại bắt đầu
Một chu kỳ trong đầu tư tài chính mới lại bắt đầu

Khối lượng giao dịch xác định xu hướng tăng/giảm của thị trường

Theo lý thuyết Dow, xu hướng thị trường sẽ có ảnh hưởng đến khối lượng giao dịch và ngược lại. Do đó, nếu muốn xác định độ mạnh yếu của xu hướng, các nhà đầu tư có thể xem xét dựa vào khối lượng giao dịch.

Nếu giá bán tăng thì khối lượng giao dịch phải tăng theo và ngược lại. Tuy nhiên, trong thực tế, một số trường hợp khối lượng giao dịch đảo chiều với xu hướng của thị trường. Đây là tín hiệu cho thấy sự yếu kém của xu hướng và có thể sắp tới thị trường sẽ có nhiều biến động xấu. 

Khối lượng giao dịch là yếu tố xác nhận và định hướng cho xu hướng
Khối lượng giao dịch là yếu tố xác nhận và định hướng cho xu hướng

Chỉ số bình quân DJIA và DJTA phải xác định lẫn nhau

Nguyên tắc số 5 trong lý thuyết Dow cho rằng, chỉ số bình quân phải được xác định dựa trên 2 chỉ số là DJIA và DJTA. Trong đó, DJIA đại diện cho các công ty sản xuất và DJTA đại diện cho công ty vận tải. 

  • Nếu chỉ số DJIA tăng trong khi DJTA giảm, điều này cho thấy có sự chuyển dịch trong phát triển kinh tế, từ các công ty vận tải sang các công ty sản xuất. 
  • Ngược lại, nếu DJTA tăng và DJIA giảm, cho thấy sự phát triển phân tán từ các công ty sản xuất sang các công ty vận tải.

Xác định được chỉ số bình quân dựa trên DJIA và DJTA là một phần quan trọng trong đánh giá sự phát triển của thị trường. Từ đó, bạn có thể có những nhận định chính xác về tình hình đầu tư và ứng dụng lý thuyết Dow trong Forex hiệu quả. 

Sự tương quan giữa chỉ số Dow Jones (DJI), NASDAQ-100 và S&P 500
Sự tương quan giữa chỉ số Dow Jones (DJI), NASDAQ-100 và S&P 500

Xu hướng được duy trì cho đến khi có dấu hiệu sự đảo chiều

Dow cho rằng, các xu hướng trong thị trường chứng khoán sẽ được duy trì cho đến khi có dấu hiệu rõ ràng về sự đảo chiều. Theo lý thuyết, một xu hướng được định nghĩa là sự tăng/giảm của thị trường trong một khoản thời gian dài. 

Trong quá trình tăng/giảm giá, các nhà đầu tư vẫn sẽ tiếp tục tham gia vào thị trường và ủng hộ xu hướng đó. Tuy nhiên, khi giá trị tài sản đạt cực hạn (cao/thấp nhất), nhà đầu tư sẽ bắt đầu rút lui khỏi thị trường và giá cổ phiếu lại được điều chỉnh. 

Dấu hiệu đảo chiều chính là tín hiệu kết thúc một xu hướng trong hiện tại
Dấu hiệu đảo chiều chính là tín hiệu kết thúc một xu hướng trong hiện tại

Nếu giá không đảo chiều sau khi điều chỉnh thì xu hướng đó sẽ tiếp tục được duy trì. Ngược lại, nếu giá cổ phiếu đảo chiều và tiếp tục điều chỉnh, xu hướng sẽ bị đảo ngược.

Làm sao để nhận biết dấu hiệu đảo chiều trong thị trường chứng khoán? Điều này thực sự không rõ ràng, và đa số NĐT đều sẽ không xác định được thời điểm chính xác đảo chiều của một xu hướng. 

Các NĐT có thể sử dụng các phương pháp phân tích kỹ thuật đánh giá sự đảo chiều của xu hướng và đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả.

Các điểm còn hạn chế của lý thuyết Dow

Lý thuyết Dow đóng vai trò quan trọng và được sử dụng rất rộng rãi trong phân tích kỹ thuật chứng khoán, giúp nhiều NĐT sinh lời. Tuy nhiên, lý thuyết này trên thực tế ngày nay đã xuất hiện một số điểm hạn chế:

  • Nó chủ yếu tập trung vào phân tích giá cổ phiếu và bỏ qua nhiều yếu tố khác như tin tức, sự kiện, tâm lý NĐT, hoạt động doanh nghiệp, chính sách kinh tế của chính phủ… 
  • Dow không đưa ra các chỉ báo kỹ thuật cụ thể, khiến nhiều NĐT chưa thực sự biết cách ứng dụng lý thuyết Dow trong Forex và các thị trường đầu tư khác. 
  • Lý thuyết Dow được xây dựng dựa trên kinh nghiệm đầu tư dài hạn và nó không áp dụng trong ngắn hạn. 
  • Lý thuyết Dow giúp bạn xác định xu hướng thị trường nhưng không chỉ ra được điểm vào lệnh.
  • Cuối cùng, áp dụng lý thuyết Dow trong Forex không thu lại được hiệu quả như kỳ vọng vì nó đã bỏ qua yếu tố thời gian trong việc xác định quá trình hình thành xu hướng. 

Kinh nghiệm ứng dụng lý thuyết Dow trong Forex đầu tư sinh lời

Để áp dụng lý thuyết Dow trong Forex, bạn cần tập trung vào đồ thị biến động giá của các cặp tiền tệ và xác định các xu hướng chính. Việc quan sát khối lượng giao dịch mỗi ngày và các chỉ số bình quân là cực kỳ cần thiết. 

Ngoài ra, NĐT cũng nên dành thời gian nghiên cứu các thông tin và sự kiện hằng ngày của các quốc gia như Hoa Kỳ, Nhật, Trung, Anh… Hãy áp dụng các kỹ thuật khác như chỉ báo đo độ mạnh yếu của xu hướng, chỉ báo tín hiệu đảo chiều… để đưa ra nhận định chính xác nhất. 

Lời kết

Ngoài lý thuyết Dow, các nhà đầu tư muốn kiếm lời trong thị trường này cần nắm rõ về các kiến thức Forex. Tại Phú Thông Trader, mỗi ngày chúng tôi đều cập nhật liên tục các kiến thức, thông tin mới có ảnh hưởng trực tiếp đến các cặp tiền tệ. 

Website Phú Thông Trader cũng là diễn đàn nơi các NĐT mới học hỏi và trau dồi thêm kiến thức về đầu tư Forex. Follow ngay những kênh thông tin dưới đây để biết cách ứng dụng lý thuyết Dow trong Forex và đầu tư sinh lời từ kênh tài chính này. 

Fanpage: Phú Thông Trader

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button