Kiến Thức Forex

Nắm chắc Bollinger Bands – Bí quyết để xây dựng chiến lược giao dịch hiệu quả

bollingers-band-chien-luoc-giao-dich

Bollinger Bands là gì? Tiếp nối hành trình tham gia thị trường Forex của các bạn, Nguyễn Phú Thông hôm nay tiếp tục quay trở lại để nói về Bollinger Bands. Nếu bạn đang quan tâm tới Bollinger Bands mà còn nhiều điều chưa hiểu rõ, hãy theo dõi trong bài viết này. Bollinger Bands là gì, cách sử dụng nó như thế nào… Tất cả sẽ được giải đáp ngay bây giờ.

Bollinger Bands

Sự ra đời và cấu tạo của Bollinger Bands

Bollinger Bands là một chỉ báo phân tích kỹ thuật với vai trò giúp các trader có một chiến lược giao dịch hiệu quả hơn. Chỉ báo mang tên chính người đã phát triển ra nó đó là nhà phân tích tài chính nổi tiếng John Bollinger.

Bollinger Bands được hình thành từ sự kết hợp giữa đường trung bình di động đơn giản (SMA) và độ lệch chuẩn giá. Cụ thể, cấu trúc của dải Bollinger gồm 3 phần:

  • Dải giữa (Middle Band):  Đường trung bình động SMA 20
  • Dải trên (Upper Band) : Dải giữa + 2 lần so với độ lệch chuẩn (Standard deviation)

Sự ra đời và cấu tạo của Bollinger Bands

Tóm lại, Bollinger Bands được các nhà giao dịch sử dụng để đo lường mức độ biến động của thị trường hiện tại. Thông qua dải này, bạn sẽ nắm được thị trường đang bình lặng hay sôi động. Một thị trường bình lặng thì dải bollinger sẽ thu hẹp và khi thị trường sôi động, dải bollinger sẽ mở rộng ra. Điều này không khó để các traders nhận ra đặc biệt, đến khi tỉ giá lên cao, dải bollinger trải rộng ra.

Chỉ đơn giản vậy thôi, mình sẽ chỉ tập trung vào những thông tin cơ bản về dải Bollinger. Ngoài ra, nếu bạn hứng thú về lịch sử hình thành hay những công thức, quá trình chi tiết tính toán ra các số liệu thì có thể tìm hiểu thêm nhé. Dù vậy, quan trọng hơn cả, bạn cần tìm hiểu kỹ về cách ứng dụng dải Bollinger này vào chiến lược giao dịch của mình.

Chiến lược giao dịch với Bollinger Bands thế nào?

Sự bật lại của dải Bollinger Bands

Sự bật lại của dải Bollinger Bands

Tìm hiểu về dải Bollinger, hãy luôn nhớ giá thường có chiều hướng quay trở lại khu vực trung tâm của dải băng.

Dải Bollinger có sự hoạt động như những mức hỗ trợ (Support) và mức kháng cự (Resistence) nên khi giá chạm vào các đường bollinger ở phía trên và phía dưới, chúng thường bị bật trở lại. Thời gian giá di chuyển phía trong dải Bollinger càng lâu thì dải Bollinger này sẽ càng mạnh.

Dựa trên đặc điểm bật lại của dải Bollinger, nhiều người tham gia đã thiết lập cho mình chiến lược riêng. Phổ biến nhất, chúng được áp dụng hiệu quả khi thị trường đi ngang (sideway) và không có xu hướng rõ ràng.

Dải Bollinger Bands thắt chặt lại

Một phương pháp giao dịch phổ biến khác của chỉ báo Bollinger Bands. Khi dải Bollinger co chặt lại, đây là dấu hiệu có một sự phá vỡ (Breakout) sắp xảy ra. Có hai trường hợp xảy ra

  • Nếu bạn thấy nến phá vỡ dải trên, giá thường tiếp tục lên cao, xu hướng tăng
  • Nếu bạn thấy nến phá vỡ dải phía dưới, giá thường tiếp tục xuống thấp, xu hướng giảm

Dựa vào báo hiệu xu hướng này, nhà giao dịch sẽ có quyết định nên mua hay bán. Thực chất, có nhiều cách để sử dụng Bollinger Bands nhưng đây là 2 cách thông nhất các bạn nên tham khảo áp dụng.

Bollinger Bands cũng có hạn chế nhất định

Bollinger Bands cũng có hạn chế nhất định

Không thể phủ nhận, Bolling Bands là một chỉ báo hữu ích, sở hữu khả năng dự đoán chính xác xu hướng giá rất cao. Tuy nhiên, nhìn nhận khách quan, loại chỉ báo này cũng có một số hạn chế

Không xác định được chắc chắn xu hướng phá vỡ của giá: Dải Bollinger đơn thuần cho biết rõ sự biến động của thị trường, không dự đoán được chính xác xu hướng breakout của giá. Vì vậy, để dự đoán được tín hiệu thị trường, các bạn cần phải sử dụng kết hợp các chỉ báo kỹ thuật khác với Bollinger Bands

Một điểm khác, với chỉ Bollinger Bands, bạn không thể biết khi nào xu hướng quá mua, quá bán kết thúc. Bạn chi biết thị trường đang diễn ra quá mua và quá bán. Vì vậy, khi tham gia giao dịch, các bạn cần đặt dừng lỗ (stop loss) để bảo vệ tài khoản trong những trường hợp giá đi lệch dự đoán.

Có thêm những thông tin về chỉ báo Bollinger Bands đồng nghĩa bạn đã có thêm công cụ hỗ trợ để xây dựng chiến lược giao dịch của mình. Chúc các bạn thành công khi tham gia thị trường Forex. Nghiên cứu và mở rộng kiến thức về thị trường này, hãy luôn theo dõi mình trên https://phuthongtrader.com/

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button