Kiến Thức Forex

Bollinger Band là gì? Cách sử dụng hiệu quả khi giao dịch Forex

Bollinger Band là một trong những công cụ được các trader chuyên giao dịch theo phân tích kỹ thuật để đo lường biến động của thị trường. Hãy theo dõi ngay nội dung dưới đây để được Phú Thông Trader hướng dẫn chi tiết cách sử dụng đường Bollinger Band hiệu quả khi giao dịch Forex.

Bollinger Band là gì?

Trước khi tìm hiểu các thông tin chi tiết, cùng chúng tôi tham khảo một số thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn đường Bollinger Band là gì.

Cụ thể, Bollinger Band là một công cụ được sử dụng để phân tích kỹ thuật, xác định bởi đường trung bình đơn giản (đường SMA) ở dải giữa, dải trên và dải dưới. 

Trong 3 dải băng của chỉ báo này, dải băng giữa là đường trung bình động xảy ra trong chu kỳ 20 ngày (SMA20). Còn dải băng trên và dải băng dưới là 2 đường có độ lệch chuẩn so với dải SMA20.

  • Trong giai đoạn thị trường biến động, dải Bollinger Bands sẽ tự điều chỉnh mở rộng.
  • Trong giai đoạn thị trường ít biến động hơn, dải Bollinger Bands sẽ thu hẹp lại.
Đường Bollinger Band có thể tự điều chỉnh phù hợp với xu hướng thị trường
Đường Bollinger Band có thể tự điều chỉnh phù hợp với xu hướng thị trường

Ý nghĩa của đường chỉ báo Bollinger Band là gì?

Khi tìm hiểu Bollinger Band chuyên sâu, bạn sẽ thấy chỉ báo này không chỉ phác họa sinh động về diễn biến giá trên thị trường mà còn cung cấp cho bạn nhiều thông tin quan trọng để dự đoán hành động giá tiếp theo.

Dải băng Bollinger Band có thể xác định xu hướng thị trường

Cụ thể, bạn chỉ cần dựa vào hình dáng và khoảng cách của các dải băng Bollinger là có thể xác định biến động thị trường mạnh hay yếu:

  • Nếu thấy dải băng Bollinger thu hẹp có nghĩa là thị trường đi ngang hoặc ít biến động.
  • Nếu thấy dải băng Bollinger mở rộng có nghĩa là thị trường sẽ biến động mạnh, lúc này giá sẽ di chuyển mạnh mẽ hơn theo xu hướng chính.
Dựa vào chỉ báo Bollinger Band nâng cao để dự đoán xu hướng thị trường
Dựa vào chỉ báo Bollinger Band nâng cao để dự đoán xu hướng thị trường

Dựa vào dải Bollinger để đo lường sức mạnh xu hướng

Để có thể đo lường được sức mạnh xu hướng, bạn có thể dựa vào biến động của các dải Bollinger trong từng thời điểm và hành động giá. Từ đó các trader có thể xác định được đâu là vùng quá bán, vùng quá mua và vùng giá đảo chiều tiềm năng. 

Khi xác định được các vùng quá mua và quá bán trên thị trường, bạn có thể tìm kiếm các tín hiệu giao dịch nâng cao để đưa ra quyết định đúng đắn hơn, từ đó nhận được lợi nhuận hấp dẫn hơn.

Hướng dẫn công thức tính Bollinger Band đơn giản

Như mình đã chia sẻ ở trên, Bollinger Band có 3 dải băng chính là dải trên, dải dưới, dải giữa. Chu kỳ mặc định của Bollinger Band sẽ bao gồm 20 phiên giao dịch (tương đương 20 ngày).

  • Dải giữa = Đường trung bình động đơn giản (đường SMA) trong 20 ngày (Ký hiệu SMA20).
  • Dải trên = SMA20 + (độ lệch chuẩn của giá trong 20 ngày x 2).
  • Dải dưới = SMA20 – (Độ lệch chuẩn của giá trong 20 ngày x 2).

Ông John Bollinger – Cha đẻ của chỉ báo Bollinger Bands khuyến nghị độ lệch chuẩn hợp lý khi bạn tiến hành cài đặt chỉ báo này như sau:

  • 2,1 là độ lệch chuẩn cho SMA trong vòng 50 ngày.
  • 2,0 là độ lệch chuẩn cho SMA trong vòng 20 ngày.
  • 1,9 là độ lệch chuẩn cho SMA trong vòng 10 ngày.

Để giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về công thức tính chỉ báo Bollinger Band, hãy tham khảo ví dụ cụ thể dưới đây của chúng tôi:

Giả sử bạn đang muốn mua cặp tiền tệ USD/JPY có tỷ giá hiện tại trên thị trường là 154,95, độ lệch giá trong vòng 20 ngày là 1,5 và giá trị SMA tại thời điểm mua là 95. Từ các thông tin trên, bạn có thể áp dụng công thức tính như sau:

  • Dải giữa SMA20 = 95
  • Dải băng trên =  95 + (2 x 1,5) = 98
  • Dải băng dưới  = 95 – (2 x 1,5) = 92

Có một lưu ý đó là bạn hoàn toàn có thể linh hoạt tùy chỉnh chu kỳ thời gian và độ lệch chuẩn sao cho phù hợp với khung thời gian phân tích và chiến lược giao dịch trên các sàn môi giới.

Hướng dẫn cách cài đặt đường Bollinger Band trên MT4

Cách cài đặt Bollinger Bands vô cùng đơn giản, chỉ bao gồm các bước cụ thể như sau:

  • Bước 1: Đầu tiên bạn phải đăng nhập tài khoản trên MT4 và tiến hành mở biểu đồ của cặp tiền mà mình đang muốn phân tích.
  • Bước 2: Truy cập vào mục Insert, nhấn Indicators, chọn Trend, tiếp theo click vào Bollinger Bands.
  • Bước 3: Trên màn hình sẽ xuất hiện giao diện như hình dưới để bạn tùy chỉnh các thông tin liên quan đến chu kỳ, màu sắc, hình dáng của dải băng Bollinger.
  • Period: Thông số chu kỳ.
  • Deviation: Độ lệch của dải băng.
  • Apply to Close: Có nghĩa là áp dụng giá đóng cửa để tính toán.
Bạn có thể điều chỉnh các thông tin liên quan đến dải Bollinger Band kép
Bạn có thể điều chỉnh các thông tin liên quan đến dải Bollinger Band kép

Mặc dù bạn có thể tự do tùy chỉnh các thông số sao cho phù hợp với khung thời gian và chiến lược giao dịch của mình nhưng với các trader mới tham gia vào thị trường thì mình khuyên nên sử dụng các thông số mặc định mà tác giả đã nghiên cứu. 

Các tuyệt chiêu sử dụng Bollinger Band hiệu quả

Có thể nói, nếu biết cách dùng Bollinger Band thì bạn sẽ tìm được các điểm vào lệnh chính xác, đem về lợi nhuận cao. Vậy làm thế nào để có thể sử dụng Bollinger Bands hiệu quả? Dưới đây là 4 cách giao dịch mà mình muốn chia sẻ với bạn.

Chiến thuật giao dịch trong kênh giá của dải BB

Bất kỳ ai cũng có thể áp dụng chiến lược giao dịch này vì nó khá đơn giản. Cụ thể, khi nhận thấy hành động giá chạm các dải băng Bollinger thì đây chính là lúc trader sẽ vào lệnh. Lúc này, dải trên và dải dưới của Bollinger Bands sẽ thực hiện vai trò như đường kháng cự và hỗ trợ. 

Cụ thể, các thao tác giao dịch mà trader nên thực hiện như sau:

  • Khi giá chạm vào dải băng Bollinger dưới và đi lên thì hãy tiến hành vào lệnh Buy.
  • Khi giá chạm vào dải băng Bollinger trên và đi xuống thì hãy tiến hành vào lệnh Sell.

Theo dõi hướng dẫn sử dụng Bollinger Band cụ thể trong trường hợp này như sau:

  • Điểm vào lệnh được xác định theo nến tín hiệu tại các vùng chạm với các dải băng.
  • Điểm cắt lỗ được xác định là ở vị trí bên trên dải trên (lệnh Sell) và bên dưới dải dưới (lệnh Buy). 
  • Điểm chốt lời được xác định theo tỷ lệ R:R kỳ vọng của trader. 

Để hiểu rõ hơn về cách giao dịch này, hãy theo dõi ví dụ trong ảnh dưới của chúng tôi: Đây là biểu đồ cặp tiền AUD/USD trên đoạn giá giảm trùng với xu hướng chính là downtrend. Nếu áp dụng phương pháp mà chúng tôi đã hướng dẫn, bạn sẽ thấy có ít nhất 3 lệnh giao dịch thành công như trên.

Ví dụ cách giao dịch trong kênh giá của dải băng Bollinger
Ví dụ cách giao dịch trong kênh giá của dải băng Bollinger

Chiến thuật breakout khi Bollinger Bands đi ngang kéo dài

Cách giao dịch với Bollinger Band tiếp theo mà chúng tôi muốn giới thiệu với bạn đó là giao dịch tại điểm break out kênh giá sau chuỗi Bollinger Bands đi ngang kéo dài. 

Cụ thể, chuỗi biến động giá đi ngang kéo dài có tác dụng làm mượt các biến động giá ngắn hạn. Từ đó, nhà đầu tư có thể theo dõi nhịp điều chỉnh lại sau các phiên breakout để tiến hành mở hoặc đóng lệnh hiện tại.

Trong hình ví dụ minh họa bên dưới, bạn có thể thấy tín hiệu mua đột phá cổ phiếu NVL xảy ra vào ngày 17/7, khi giá breakout trên dải Bollinger trên. Dựa vào đó, bạn có thể dự đoán có một xu hướng tăng mạnh đang bắt đầu.

Hướng dẫn phương pháp Bollinger Band tại điểm breakout
Hướng dẫn phương pháp Bollinger Band tại điểm breakout

Tuyệt chiêu giao dịch với dải Bollinger khi biến động giá

Biến động giá là một phương pháp cũng được các trader sử dụng phổ biến, từ đó giúp nhà đầu tư có thể dự đoán sự thay đổi xu hướng sắp diễn ra.

  • Trong xu thế uptrend, thị trường tăng mạnh sẽ giúp phát huy triệt để hiệu quả của dải băng Bollinger. Khi nến giá chạm dải băng dưới trong xu hướng tăng, đây là điểm mua hợp lý của nhà đầu tư. 
  • Ngược lại trong xu hướng giảm, khi nến giá chạm dải băng trên là điểm bán hợp lý cho nhà đầu tư. Lúc này, dải băng trên đại diện cho vùng kháng cự của nến giá; nhà đầu tư có thể tận dụng trong xu hướng giảm giá để tối ưu lợi nhuận.
Tham khảo ví dụ biến động giá VRE giai đoạn tháng 1/2018
Tham khảo ví dụ biến động giá VRE giai đoạn tháng 1/2018

Kết hợp dải băng Bollinger Band với các chỉ số khác

Ngoài việc sử dụng Bollinger Bands một cách độc lập, trader có thể kết hợp với các chỉ báo khác để tăng thêm độ chính xác.

Kết hợp dải băng Bollinger Bands và chỉ số RSI

Khi kết hợp giữa dải băng Bollinger và chỉ báo RSI, bạn dựa vào tín hiệu phân kỳ của RSI để từ đó tìm kiếm các giao dịch đảo chiều.

  • Tìm kiếm lệnh Buy

Trong một xu hướng giảm, nếu bạn nhận thấy 2 tín hiệu sau: Giá của thị trường chạm vào dải băng dưới của đường Bollinger. Bên cạnh đó xuất hiện tín hiệu phân kỳ tăng giữa RSI và giá. 

Lúc này, bạn có thể dự đoán xu hướng giảm đang suy yếu và giá chuẩn bị đảo chiều tăng lên. Vì vậy, khi giá phá vỡ đường trendline đi lên, trader sẽ vào lệnh Buy.

Trader sẽ vào lệnh Buy khi xu hướng giảm đang suy yếu
Trader sẽ vào lệnh Buy khi xu hướng giảm đang suy yếu
  • Tìm kiếm lệnh Sell

Trong một xu hướng tăng, nếu bạn nhận thấy 2 dấu hiệu sau: Giá thị trường chạm vào dải băng trên của đường Bollinger. Bên cạnh đó, biểu đồ xuất hiện tín hiệu phân kỳ giảm giữa RSI và giá. 

Lúc này trader sẽ tiến hành vào lệnh Sell để đón đầu xu hướng tăng và điểm vào lệnh chính là ngay khi giá phá vỡ đường trendline đi xuống.

Trader sẽ vào lệnh Sell khi xuất hiện xu hướng tăng
Trader sẽ vào lệnh Sell khi xuất hiện xu hướng tăng

Kết hợp đường Bollinger và chỉ số MACD

Ngoài kết hợp giữa đường Bollinger với RSI, trader cũng có thể kết hợp dải băng Bollinger với chỉ báo động lượng MACD

  • Tìm kiếm lệnh Buy: Khi quan sát biểu đồ, nếu bạn thấy 3 dấu hiệu sau thì bạn nên vào lệnh Buy: Giá chạm dải băng dưới rồi tiến đến chạm vào dải băng giữa; Đồng thời 2 đường trung bình của chỉ báo động lượng MACD giao cắt nhau theo chiều từ dưới lên; Xuất hiện thêm tín hiệu Histogram chuyển từ đỏ sang xanh.
  • Tìm kiếm lệnh Sell: Khi quan sát biểu đồ giá, nếu bạn thấy có 3 dấu hiệu sau thì nên vào lệnh Sell: Khi giá thị trường tăng và chạm dải băng trên; Đồng thời 2 đường trung bình động của chỉ số MACD giao cắt nhau theo chiều từ trên xuống. 
Kết hợp Bollinger Band với chỉ số MACD đem đến hiệu quả giao dịch tốt hơn
Kết hợp Bollinger Band với chỉ số MACD đem đến hiệu quả giao dịch tốt hơn

Những điểm hạn chế của đường Bollinger Bands

Cũng giống như những chỉ báo kỹ thuật khác trên thị trường đầu tư Forex, Bollinger Band cũng có những nhược điểm nhất định. Nếu nắm được những hạn chế này, trader có thể linh hoạt hơn trong quá trình sử dụng.

  • Bản chất của Bollinger Bands là đường trung bình động SMA20, có nghĩa là chỉ số sử dụng các dữ liệu trong quá khứ nên các tín hiệu sẽ có độ trễ nhất định so với hành động giá. Ngoài ra, các dải băng trên và dải băng dưới cũng có độ lệch nhất định nên đôi khi tín hiệu sẽ thiếu chính xác.
  • Chỉ khi thị trường có xu hướng rõ ràng và ít biến động thì dải băng Bollinger mới đem đến hiệu quả. Nếu áp dụng với những cặp tiền biến động mạnh thì chỉ báo này sẽ kém hiệu quả hơn nên bạn cần kết hợp với các công cụ phân tích khác.
  • Dải băng Bollinger là công cụ hiệu quả để các trader đo lường xu hướng và bám sát vào hành động giá. Tuy nhiên, bạn không thể chỉ dựa vào Bollinger mà xác định điểm vào lệnh chính xác được.
  • So với các chiến lược giao dịch khác thì việc áp dụng tỷ lệ R:R (Risk: Return) không thực sự đem lại hiệu quả tối ưu khi sử dụng Bollinger Band.

Kết luận 

Trên đây là tất cả những chia sẻ chi tiết liên quan đến Bollinger Bands, bao gồm khái niệm, ý nghĩa, cách giao dịch, hạn chế,… Hi vọng những kiến thức trên sẽ có ích cho bạn, giúp bạn có thể giao dịch thành công nhất, mang về mức lợi nhuận cao.

Như Phú Thông Trader đã chia sẻ ở trên, để tăng hiệu quả trong quá trình sử dụng, nhà đầu tư nên kết hợp dải băng Bollinger với các công cụ khác. Lưu ý, để có thể giao dịch Forex hiệu quả, bạn nên tham khảo và tích lũy thêm nhiều kiến thức hữu ích khác về thị trường Forex

Hãy truy cập vào các kênh dưới đây để không bỏ lỡ những buổi phân tích Forex hàng tuần và hoàn toàn miễn phí dành cho người mới:

❖Channel: https://t.me/HOCVIENFX 

❖Youtube: Phu Thong Trader

❖Fanpage: Phú Thông Trader

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button