Kiến Thức Forex

Đường MACD là gì? Chiến lược giao dịch Forex với đường MACD hiệu quả

MACD là một trong những chỉ báo được các trader sử dụng phổ biến trong phân tích kỹ thuật. Chỉ báo này có vai trò quan trọng trong việc giúp trader đánh giá xu hướng giá trong tương lai, đồng thời có thể tìm kiếm những điểm vào lệnh vô cùng tối ưu.

Nội dung

Chỉ số MACD là gì?

Trước khi tìm hiểu chiến lược giao dịch với đường MACD nâng cao, hãy giải đáp những thông tin cơ bản nhất liên quan đến đường MACD.

Cụ thể, MACD (Moving Average Convergence Divergence) là đường trung bình động hội tụ phân kỳ. Gerald Appel đã phát triển chỉ báo này vào năm 1979 với mục đích giúp các nhà đầu tư có thể tìm được điểm vào lệnh tiềm năng.

Hiểu một cách đơn giản, MACD là chỉ báo động lượng giúp trader có thể xác định xu hướng tương lai, đo lường động lượng của giá và tìm ra điểm phân kỳ/hội tụ.

Chỉ báo MACD được phát triển vào năm 1979 và vẫn được sử dụng phổ biến
Chỉ báo MACD được phát triển vào năm 1979 và vẫn được sử dụng phổ biến

Các thành phần của chỉ báo đường MACD là gì?

So với các đường chỉ báo khác trong nhóm động lượng thì đường trung bình động hội tụ phân kỳ có cấu tạo phức tạp hơn với 4 thành phần như sau:

4 thành phần của chỉ báo MACD là đường MACD, đường Histogram, đường tín hiệu và đường Zero
4 thành phần của chỉ báo MACD là đường MACD, đường Histogram, đường tín hiệu và đường Zero

Thành phần 1 – Đường MACD

Đường MACD có màu xanh và là đường trung bình nhanh được tính bằng hiệu giữa 2 thông số EMA12 và EMA26. Đường MACD thường dao động xung quanh đường Zero và được sử dụng để đo lường các thông tin động lượng sau mỗi lần giá chuyển động.

  • Nếu trên biểu đồ bạn thấy đường MACD giao với đường Zero và hướng lên thì giá thị trường đang tăng.
  • Nếu trên biểu đồ bạn thấy đường MACD giao với đường zero và hướng xuống là giá thị trường đang giảm.

Thành phần 2 – Đường tín hiệu (Signal Line)

Trên biểu đồ, đường tín hiệu thường được thể hiện bằng màu cam và là đường trung bình động chậm. Đường tín hiệu được tạo ra từ chính đường MACD và đường EMA9, giúp trader hiểu chi tiết hơn về các chuyển động giá trước đó, từ đó nắm bắt được nhiều thông tin quan trọng về thị trường.

  • Nếu trên biểu đồ bạn thấy đường Signal Line cắt đường MACD theo chiều hướng lên thì xu hướng giá hiện tại là đang tăng.
  • Nếu trên biểu đồ bạn thấy đường Signal Line cắt đường MACD theo chiều từ trên xuống thì xu hướng giá hiện tại là đang giảm.

Thành phần 3 – Histogram

Biểu đồ Histogram có dạng thanh dao động xung quanh đường Zero và được sử dụng để đo lường chuyển động giữa đường MACD và đường Signal.

  • Biểu đồ Histogram có màu xanh, đường MACD lớn hơn đường Signal và nằm bên trên thì thể hiện thị trường đang có đà tăng giá.
  • Biểu đồ Histogram có màu đỏ, đường MACD nhỏ hơn đường Signal và nằm bên dưới thì thể hiện thị trường đang có đà giảm giá.

Đặc biệt, các thanh của chỉ báo MACD Histogram cũng có vai trò đặc biệt như khối lượng, giúp bạn có thể nhận định hành động giá. 

Chẳng hạn nếu bạn thấy thân nến có màu xanh và dài nhưng cột hiển thị trong biểu đồ Histogram lại ngắn bất thường thì đó là dấu hiệu sớm cho thấy sự suy thoái của phe mua. 

Thành phần 4 – Đường Zero

Đường Zero là đường nằm giữa của biểu đồ Histogram và đây chính là khu vực giúp bạn tham chiếu sự thay đổi của hành động giá. Đường Zero được coi là mốc để biểu đồ Histogram và đường trung bình động di chuyển qua.  

Tìm hiểu công thức tính đường trung bình động hội tụ phân kỳ đơn giản, chi tiết

Với mỗi thành phần cấu tạo của chỉ báo MACD sẽ có công thức tính cụ thể như sau:

  • Đường MACD = EMA 12 – EMA 26
  • Đường tín hiệu Signal = EMA 9 của đường MACD
  • Biểu đồ đường Histogram = Đường MACD – Đường tín hiệu Signal

Trong đó, bạn cần lưu ý như sau: Chỉ báo động lượng này được thể hiện thành giá trị dương (+) hoặc âm (-) khi giá trị trung bình trượt chu kỳ 12 ngày lớn hơn hoặc nhỏ hơn giá trị trung bình trượt chu kỳ 26 ngày.

Ý nghĩa đường MACD trong giao dịch thị trường Forex

Như Phú Thông Trader đã chia sẻ ở trên, chỉ báo MACD có vai trò đặc biệt quan trọng, giúp trader có cái nhìn toàn cảnh về xu hướng giá trên thị trường, đo lường độ mạnh yếu, từ đó tìm được cơ hội vào lệnh tiềm năng.

Chỉ báo MACD chuyên sâu đóng vai trò dự báo, xác định xu hướng giá thị trường

Cụ thể, nếu am hiểu rõ các thông số trên biểu đồ, bạn có thể dự đoán trước xu hướng giá thị trường:

  • Xu hướng tăng được thể hiện qua việc đường MACD cắt đường Zero theo chiều từ dưới lên, biểu đồ Histogram hiển thị màu xanh. 
  • Xu hướng giảm được thể hiện qua việc đường MACD cắt đường Zero theo chiều từ trên xuống, biểu đồ Histogram hiển thị màu đỏ.
Dựa vào chỉ báo MACD, trader có thể dự đoán được xu hướng giá thị trường
Dựa vào chỉ báo MACD, trader có thể dự đoán được xu hướng giá thị trường

Dựa vào chỉ báo MACD để đánh giá xu hướng của thị trường 

Tùy vào từng trường hợp cụ thể, bạn có thể nhận biết được sức mạnh xu hướng tăng/giảm của thị trường. Nếu thị trường có xu hướng tăng mạnh, bạn có thể vào lệnh Sell để thu lợi nhuận nhưng nếu đà tăng suy yếu thì bạn có thể tiếp tục cân nhắc.

Ví dụ, nếu trên biểu đồ bạn thấy có đồng thời 2 dấu hiệu sau thì chứng tỏ xu hướng tăng vẫn còn khá mạnh: Các đường trung bình động hội tụ phân kỳ và Signal đều hướng lên; Ngoài ra, biểu đồ Histogram được thể hiện màu xanh.

Tuy nhiên, nếu trên biểu đồ bạn thấy những dấu hiệu sau thì chứng tỏ đà tăng đã suy yếu và chuẩn bị có một đợt giảm giá mới: Đường MACD và đường Signal giao cắt nhau theo chiều hướng xuống; Ngoài ra, bạn cũng sẽ thấy các thanh trong biểu đồ Histogram ngắn lại và đang có dấu hiệu chuyển sang màu đỏ.

Cung cấp tín hiệu vào lệnh 

Dựa trên sự chuyển động của 4 thành phần trong cấu tạo đường trung bình động này, trader có thể tìm thấy nhiều cơ hội vào lệnh khá tiềm năng. 

  • Tín hiệu vào lệnh Buy: Nếu bạn thấy đường MACD giao cắt đường Signal theo chiều hướng lên và biểu đồ Histogram đang chuyển dịch từ màu đỏ sang xanh.
  • Tín hiệu vào lệnh Sell: Nếu bạn thấy đường MACD giao cắt đường Signal theo chiều hướng xuống và biểu đồ Histogram đang chuyển dịch từ màu xanh sang đỏ.

Dựa vào MACD để nắm bắt diễn biến giá nhờ tính phân kỳ/hội tụ

Thông thường, nếu đường trung bình động hội tụ phân kỳ đi lên thì đây là tín hiệu chiều hướng tăng của giá và ngược lại. Nhưng trong một số trường hợp vẫn có sự ngoại lệ, được các chuyên gia gọi là hội tụ và phân kỳ.

Và các trader có thể dựa vào tính hội tụ/phân kỳ giữa MACD và đường giá để dự đoán xu hướng đảo chiều, từ đó thực hiện các giao dịch.

  • Tính hội tụ thường diễn ra khi đường giá đi xuống nhưng chỉ báo MACD lại đi lên. Đây là tín hiệu cho thấy giá sẽ đảo chiều từ giảm sang tăng.
  • Tính phân kỳ thường diễn ra khi đường giá đi lên nhưng đường MACD lại đi xuống. Đây là tín hiệu cho thấy giá thị trường trong tương lai có thể sẽ đảo chiều từ tăng sang giảm.
  • Tính phân kỳ là khi giá thị trường đang tăng nhưng biểu đồ lại thể hiện đường MACD đi xuống, dự đoán giá sẽ đảo chiều sang giảm nên bạn hãy cân nhắc bán cổ phiếu để hạn chế rủi ro.
  • Tính hội tụ lại được hình thành khi giá thị trường đang có chiều hướng giảm nhưng biểu đồ lại thể hiện đường MACD đi lên, dự đoán giá sẽ có sự đảo chiều từ giảm sang tăng nên bạn hãy cân nhắc mua vào để kiếm lời tốt nhất cho mình.

Hướng dẫn cách cài đặt MACD Indicator để giao dịch Forex

Để có thể cài đặt chỉ báo MACD trên phần mềm giao dịch MT4, bạn hãy thực hiện các bước hướng dẫn cụ thể dưới đây của chúng tôi:

Bước 1: Đầu tiên, bạn mở ứng dụng MT4 trên thiết bị của mình rồi tiến hành đăng nhập tài khoản. 

Bước 2: Sau đó, bạn có thể chọn một trong 2 cách sau để cài đặt MACD Indicator:

  • Cách 1:  Truy cập vào mục Navigator, nhấn chọn vào Indicator, click vào Oscillators, cuối cùng chọn MACD trong các mục được hệ thống hiển thị trên màn hình.
  • Cách 2: Trên thanh công cụ nằm ngang trên giao diện, bạn tiến hành truy cập vào mục Insert, nhấn chọn Indicators, click vào Oscillators, cuối cùng click để chọn vào MACD.

Bước 3: Sau khi bạn đã cài đặt xong chỉ báo này, hệ thống sẽ cho phép bạn cài đặt các thông số của các đường trung bình động EMA và SMA, bao gồm việc tùy chỉnh màu sắc, độ dày mỏng,… Cuối cùng ấn OK để hoàn tất các thao tác cài đặt và bắt đầu sử dụng chỉ báo MACD ngay.

Bạn có thể cài đặt thông số MACD sao cho phù hợp với chiến lược của mình
Bạn có thể cài đặt thông số MACD sao cho phù hợp với chiến lược của mình

Hướng dẫn cách sử dụng chỉ báo MACD trong đầu tư Forex hiệu quả

Dựa vào những chia sẻ trên của chúng tôi có thể thấy việc giao dịch với đường trung bình động hội tụ phân kỳ đóng vai trò rất quan trọng trong phân tích kỹ thuật. 

Cụ thể, để có thể đạt được hiệu quả đầu tư tốt nhất, hãy tham khảo những thông tin dưới đây để được Phú Thông Trader hướng dẫn sử dụng chỉ báo này chi tiết.

Khi hai đường MACD và Signal cắt nhau

Đây là trường hợp cơ bản nhất mà bất cứ trader nào cũng cần lưu ý để giao dịch, đem đến hiệu quả nhất.

  • Khi MACD cắt đường Signal theo hướng từ trên xuống, đây là tín hiệu cho thấy thị trường đang có xu hướng giảm và bạn nên tiến hành đặt lệnh bán (Sell).
  • Khi MACD cắt đường Signal theo hướng từ dưới lên, đây là tín hiệu cho thấy thị trường đang có xu hướng tăng trong tương lai nên bạn hãy vào lệnh mua (Buy) để kiếm lợi nhuận.
Hướng dẫn cách sử dụng MACD khi cắt đường Signal
Hướng dẫn cách sử dụng MACD khi cắt đường Signal

Khi biểu đồ Histogram chuyển từ dương sang âm và ngược lại

Đây là một trường hợp thường gặp khi phân tích đường trung bình động hội tụ phân kỳ và trader không thể bỏ qua. Cùng Phú Thông Trader nhắc lại công thức tính:

Biểu đồ đường Histogram = Đường MACD – Đường tín hiệu Signal

Theo công thức đó, ta có thể xác định như sau:

  • Trong trường hợp đường Histogram chuyển từ màu đỏ sang màu xanh, đây là tín hiệu cho thấy thị trường đang tăng điểm và bạn nên đặt lệnh mua.
  • Ngược lại, trong trường hợp đường Histogram chuyển từ màu xanh sang màu đỏ, bạn nên đặt lệnh bán.
Hướng dẫn cách sử dụng đường trung bình động hội tụ phân kỳ để giao dịch khi biểu đồ Histogram chuyển từ dương (+) sang âm (-)
Hướng dẫn cách sử dụng đường trung bình động hội tụ phân kỳ để giao dịch khi biểu đồ Histogram chuyển từ dương (+) sang âm (-)

Khi đường MACD chuyển từ âm sang dương và ngược lại

Trong quá trình sử dụng chỉ báo động lượng này để phân tích kỹ thuật, bạn không thể bỏ qua sự tương quan của đường MACD với trục Zero để đưa ra các quyết định vào lệnh mua/bán. 

Cụ thể, theo dõi nội dung dưới đây để được hướng dẫn cách thực hiện lệnh giao dịch:

  • Điểm vào lệnh đối với lệnh Buy chính là tại vị trí nến xanh còn đối với lệnh Sell chính là tại vị trí nến đỏ khi Histogram vừa dịch chuyển.
  • Điểm cắt lỗ đối với lệnh Buy được đặt ngay bên dưới vùng đáy gần nhất còn đối với lệnh Sell chính là bên trên vùng đỉnh gần nhất.
  • Tùy theo kỳ vọng của trader mà có thể đặt điểm chốt lời ở các vị trí khác nhau.

Khi đường trung bình động hội tụ phân kỳ cắt đường Zero

Trong quá trình theo dõi biểu đồ, nếu bạn thấy đường chỉ báo này và đường Zero cắt nhau thì trader cũng tìm được tín hiệu giao dịch:

  • Khi đường MACD cắt đường Zero theo hướng từ dưới lên hay đường MACD chuyển dịch từ – sang + thì bạn tìm lệnh Buy.
  • Khi đường MACD cắt đường Zero theo hướng từ trên xuống hay đường MACD chuyển dịch từ + sang – thì bạn tìm lệnh Sell.

Giao dịch với MACD trên 2 khung thời gian

Đối với các trader chuyên nghiệp thì đây là cách giao dịch giúp bạn có thể tìm được điểm vào lệnh có độ chính xác cao hơn.

  • Bước 1: Đầu tiên bạn phải xác định xu hướng trên khung thời gian là xu hướng tăng hay xu hướng giảm dựa vào những dấu hiệu đã được chúng tôi hướng dẫn ở trên.
  • Bước 2: Sau khi đã xác định được xu hướng của thị trường, bạn tìm kiếm cơ hội để vào lệnh Buy/Sell.

Tham khảo ví dụ biểu đồ của cặp tiền CAD/USD trong hình dưới đây để hiểu hơn về cách giao dịch này:

Khi chỉ báo động lượng tạo ra tín hiệu phân kỳ/hội tụ

Đối với cách giao dịch này, bạn có thể tham khảo hướng dẫn cách giao dịch với đường trung bình động hội tụ phân kỳ trong từng trường hợp cụ thể như sau:

Cặp tiền CAD/USD trên khung H4 đang có xu hướng downtrend nên trader có thể vào lệnh Sell
Cặp tiền CAD/USD trên khung H4 đang có xu hướng downtrend nên trader có thể vào lệnh Sell

Trường hợp 1: Giao dịch khi phân kỳ/hội tụ trong xu hướng tăng

Nếu giá trên thị trường đang có xu hướng tăng, trên biểu đồ xuất hiện đỉnh giá sau cao hơn đỉnh giá trước, đỉnh MACD sau lại thấp hơn đỉnh MACD trước thì hãy cẩn thận vì đây là dấu hiệu cho thấy xu hướng giá đang yếu dần, thị trường sắp đảo chiều.

Những dấu hiệu cho thấy thị trường đang có xu hướng đảo chiều
Những dấu hiệu cho thấy thị trường đang có xu hướng đảo chiều

Trong trường hợp này, bạn hãy thực hiện các bước giao dịch như sau:

  • Bước 1: Chờ MACD phân kỳ/hội tụ xuất hiện thông qua các tín hiệu xác nhận từ điểm cắt của đường MACD và đường signal.
  • Bước 2: Vẽ đường xu hướng cho chiều hướng tăng giá hiện tại và nếu bạn thấy biểu đồ đã xuất hiện phân kỳ/hội tụ nhưng giá chưa có dấu hiệu đảo chiều thì đừng nên vội vào lệnh giao dịch.
  • Bước 3: Chờ tín hiệu xu hướng giá đổi chiều thì bạn có thể đặt lệnh bán để đảm bảo đạt hiệu quả giao dịch tốt nhất.

Trường hợp 2: Giao dịch khi phân kỳ/hội tụ trong xu hướng giảm

Các bước thực hiện ở xu hướng giảm cũng tương tự như các bước đã được chúng tôi hướng dẫn ở xu hướng tăng. Tuy nhiên, trước khi vào lệnh, bạn nên xem xét những thông tin như sau: 

  • Giá thị trường tại thời điểm hiện tại đang tăng hay giảm?
  • Đường trung bình động hội tụ phân kỳ đang được tạo ra là hội tụ hay phân kỳ?
  • Xác định xem các đường Histogram đang chuyển từ âm sang dương hay ngược lại?

Sử dụng MACD kết hợp với các chỉ báo khác để đạt hiệu quả giao dịch tối ưu nhất

Sau đây là 2 chỉ báo thường được trader sử dụng kết hợp với đường trung bình động hội tụ phân kỳ để đem đến hiệu quả giao dịch tốt nhất.

Sử dụng đường chỉ báo MACD kết hợp với Stochastic

Việc kết hợp chỉ báo Stochastic và chỉ báo động lượng này giúp bạn có những đánh giá chính xác hơn về thị trường, bao gồm việc dự đoán trước sự thay đổi xu hướng giá cũng như thời điểm giá đảo chiều một cách chính xác.

  • Stochastic có thể so sánh giá đóng cửa của một loại tài sản với phạm vi giá của nó trong một khoảng thời gian nhất định.
  • MACD được hình thành từ hai đường trung bình động, từ đó tạo ra phân kỳ/hội tụ.

Cụ thể, bạn có thể tham khảo cách giao dịch như hướng dẫn sau:

  • Tín hiệu quá mua được thể hiện khi chỉ báo kết hợp giữa đường Stochastic và MACD cao trên mức 10.
  • Tín hiệu quá bán được thể hiện khi chỉ báo kết hợp giữa Stochastic và MACD thấp xuống dưới -10.
Kết hợp giữa MACD và Stochastic giúp bạn có đánh giá chính xác hơn về giá
Kết hợp giữa MACD và Stochastic giúp bạn có đánh giá chính xác hơn về giá

Sử dụng đường chỉ báo MACD kết hợp với RSI

Nếu kết hợp 2 chỉ số này, bạn sẽ có một cái nhìn toàn cảnh và đầy đủ hơn về thị trường Forex. Đặc biệt, những tín hiệu được thể hiện khi kết hợp 2 chỉ báo này có mức độ tin cậy rất cao nên bạn có thể yên tâm giao dịch khi nhận được các tín hiệu đó.

  • Chỉ báo RSI có tác dụng hỗ trợ dự đoán về xu hướng giá, thông qua đó có thể nhận biết điểm quá mua hay quá bán.
  • Đường trung bình động hội tụ phân kỳ có tác dụng giúp trader nhận biết được xu hướng giá, thông qua đó có thể tìm kiếm điểm vào lệnh một cách chính xác.

MACD và RSI là hai chỉ báo bổ sung thông tin cho nhau nên các tín hiệu đem lại có độ tin cậy cao

Lời kết

Trên đây là tất cả những kiến thức cơ bản nhất mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn liên quan đến đường trung bình động hội tụ phân kỳ, bao gồm khái niệm, ý nghĩa, cách giao dịch,… Hi vọng những chia sẻ trên sẽ có ích cho bạn, giúp bạn có thể giao dịch thành công nhất, mang về mức lợi nhuận cao.

Có thể nói đây là chỉ báo được sử dụng phổ biến trên thị trường hiện nay nhưng bạn không nên quá tin tưởng vào các tín hiệu này. Bởi vì bất kỳ chỉ báo nào cũng không đảm bảo chính xác 100% nên để hạn chế rủi ro, trader nên kết hợp với các công cụ, chỉ báo khác trước khi thực hiện giao dịch. 

Như mình đã chia sẻ ở trên, để tăng hiệu quả trong quá trình sử dụng, nhà đầu tư nên kết hợp chỉ số MACD với các công cụ theo dõi khác. Và đặc biệt, phải tham khảo và tích lũy thêm nhiều kiến thức hữu ích khác về thị trường Forex để việc giao dịch đạt hiệu quả tốt nhất.

Hãy truy cập vào các kênh dưới đây để không bỏ lỡ những buổi phân tích Forex hàng tuần và hoàn toàn miễn phí dành cho người mới:

❖Channel: https://t.me/HOCVIENFX 

❖Youtube: Phu Thong Trader

❖Fanpage: Phú Thông Trader

Related Articles

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

4 × two =

Back to top button