Trọn bộ thông tin về mức hỗ trợ và kháng cự traders cần nắm bắt
muc-ho-tro-va-khang-cu-traders-3

Mọi thành công sẽ được tạo nên từ sự nỗ lực của bản thân, đầu tư thời gian học hỏi, nghiên cứu. Bước chân vào Forex cũng vậy, trước hết, các bạn cần hiểu cơ bản về các thuật ngữ liên quan. Trong đó, kiến thức không thể bỏ qua chính là mức hỗ trợ và kháng cự. Nhìn vào mức giá này, bạn sẽ hiểu được điều gì? Hãy cùng Nguyễn Phú Thông khám phá ngay bây giờ trong bài viết dưới đây.
Mức hỗ trợ và kháng cự là những yếu tố quan trọng đại diện cho mối quan hệ giữa cung và cầu. Giá cả có mối quan hệ mật thiết với sự tăng giảm của cung và cầu. Việc cung tăng đồng nghĩa với xu hướng giảm, kì vọng giá sẽ giảm và việc bán. Còn khi cầu tăng đồng nghĩa với xu hướng tăng, kỳ vọng giá tăng và việc mua. Tóm lại, khu nhu cầu tăng sẽ kéo theo giá tăng và khi nguồn cung tăng thì giá sẽ giảm. Giá đạt mức ổn định khi cung và cầu ở trạng thái cân bằng
Khai thác thông tin từ mức hỗ trợ
Giá nếu giảm đến mức support hoặc rẻ hơn nữa thì người mua sẽ có khuynh hướng mua tiếp. Ngược lại lúc này, người bán sẽ không bán. Còn nếu trước khi giá giảm tới mức support, hiện tượng cầu vượt quá cung xuất hiện thì chính hiện tượng này sẽ ngăn giá giảm xuống dưới mức support.
Mức hỗ trợ support cũng biến động, không phải luôn ở mức ổn định. Mức hỗ trợ giảm là dấu hiệu chỉ ra cung vượt quá cầu. Lúc này, người tham gia sẽ có xu hướng bán nhiều hơn mua. Tuy nhiên, khi mức hỗ trợ bị phá vỡ hoặc mức hỗ trợ mới thấp hơn dự báo, đây là dấu hiệu người bán đang mất hy vọng và họ sẵn sàng bán với giá thấp. Trong khi đó, người mua sẽ không mua cho đến khi giá giảm dưới mức hỗ trợ hoặc giảm so với mức trước đó. Một mức hỗ trợ khác thấp hơn sẽ được thiết lập khi mức hỗ trợ ban đầu bị phá vỡ
Cơ sở nào để thiết lập mức hỗ trợ (Support)
Mức hỗ trợ thường thấp hơn mức giá hiện tại, tuy nhiên, nếu giao dịch gần mức support hoặc tại mức support, đây thường là vùng an toàn. Thực tế, kỹ năng phân tích không phải là ngành nghiên cứu chính xác và thậm chí đôi khi rất khó xác định mức support chính xác. Nguyên nhân dễ hiểu là sự chuyển dịch giá có thể đột biến và tụt xuống dưới mức support 1 cách đột ngột. Trong một số trường hợp, sẽ không hợp lý khi cho rằng mức support bị phá vỡ nếu giá giảm gần 1/8 so với mức support. Với những lý do trên, nhiều nhà giao dịch và đầu tư đã tạo ra vùng support (vùng hỗ trợ).
Những thông tin thể hiện qua mức kháng cự
Nếu giá giảm gần đến mức support tạo ra khuynh hướng mua tiếp cho bên mua thì mức giá tăng đến mức kháng cự (Resistance) sẽ tạo ra khuynh hướng tiếp tục bán cho bên bán. Mức kháng cự là mức giá mà tại đó người ta cho rằng việc bán ra đủ nhiều để giữ giá không tăng mạnh. Giá tăng đến mức resistance, nếu bên bán có dấu hiệu tiếp tục thực hiện hoạt động bán thì người mua thường dừng lại. Trước khi giá chạm tới mức resistance, cung sẽ vượt quá cầu, ngăn giá tăng trên mức resistance.
Tương tự mức hỗ trợ, mức kháng cự (Resistance) thường không giữ nguyên. Mức resistance bị phá vỡ dự báo cầu vượt quá cung, thấy người ta mua nhiều hơn bán. Hiện tượng mức resistance bị phá vỡ, mức mới cao hơn hình thành cho thấy người mua sẵn sàng mua ngay cả với giá cao. Trong khi đó, người bán sẽ không bán cho đến khi giá tăng trên mức kháng cự hoặc tăng hơn trước đó. Một mức kháng cự cao hơn được thiết lập khi mức kháng cự cũ bị phá vỡ.
Cơ sở nào để thiết lập mức kháng cự (Resistance)
Từ mức hỗ trợ, các bạn có thể suy ra cơ sở thành lập nên vùng kháng cự. Mức kháng cự thông thường sẽ cao hơn mức giá hiện tại. Tuy nhiên, giao dịch tại mức resistance hoặc gần mức này thường được coi là an toàn. Thực tế, sự chuyển dịch giá có thể đột biến và tăng trên mức resistance 1 cách đột ngột khiến khó kiểm soát kịp thời. Đôi khi sẽ bất hợp lý nếu cho rằng mức resistance bị phá vỡ khi giá tăng gần 1/8 so với mức resistance được thiết lập. Vì vậy, nhiều nhà giao dịch và đầu tư thường lập nên vùng resistance để đảm bảo an toàn hơn.
Có những phương pháp nào để thiết lập mức hỗ trợ và kháng cự
Qua những thông tin mình cung cấp ở trên, các bạn có thể thấy mức hỗ trợ và kháng cự có nhiều điểm chung. Vì vậy, chúng ta có thể áp dụng phương pháp tương tự để thiết lập mức hỗ trợ và kháng cự.
Mức cao và mức thấp
Mức hỗ trợ có thể được thiết lập dựa vào mức thấp trước đó và tương tự, mức kháng cự có thể được tạo bởi mức cao trước đó.
Kháng cự bằng hỗ trợ
Với nhiều biến động về giá, mức support có thể chuyển thành mức resistance. Khi giá giảm dưới mức hỗ trợ thì mức hỗ trợ ấy có thể biến thành mức kháng cự. Mức support bị phá vỡ báo hiệu tình trạng cung vượt qua cầu. Do đó, nếu giá quay trở lại mức này thì cung có thể sẽ tăng. Ngược lại, mức kháng cự cũng có thể sẽ trở thành mức hỗ trợ. Khi giá vượt qua mức kháng cự, sự thay đổi giữa cung và cầu có thể sẽ xuất hiện. Việc mức resistance bị phá vỡ báo hiệu cầu đã vượt quá cung. Nếu giá quay trở lại mức này, có thể cầu sẽ tăng và mức hỗ trợ sẽ được xác định.
Mức hỗ trợ và kháng cự là những phần các bạn không thể bỏ qua khi phân tích kỹ thuật, từ đó xác định xu hướng và đưa ra các quyết định giao dịch chính xác hơn. Dù phần này hơi phức tạp nhưng hãy cố gắng tìm hiểu sâu nhé. Ngoài ra, các bạn luôn có mình đồng hành trong hành trình tham gia Forex. Mọi chia sẻ, trao đổi thông tin mình luôn sẵn sáng trên https://phuthongtrader.com/