Kinh Nghiệm Giao Dịch

Tony Motana: Vì sao quản lý rủi ro là khía cạnh quan trọng nhất trong Trading?

Tony Motana là một nhà đầu tư toàn thời gian trên thị trường giao dịch tiền ảo. Theo như anh chia sẻ, quản lý rủi ro là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của quá trình giao dịch. Vì sao lại như thế? Bài viết dưới đây sẽ đưa ra những giải thích cho quan điểm của Tony Motana, hoàn toàn dựa trên chính kinh nghiệm thực tế mà anh đã tích lũy được.

Quản lý rủi ro

Theo Tony Motana, khía cạnh quan trọng nhất của giao dịch là quản lý rủi ro. Bởi vì thị trường luôn xảy ra biến động, do đó những chiến lược có các giai đoạn sẽ hứng chịu từng đợt drawdown (sụt giảm tài khoản).

Và trong các giai đoạn này thì quản lý rủi ro chính là chìa khóa cần thiết nhất!

Vì sao quản lý rủi ro rất quan trọng?

Hãy xem xét thử 2 trường hợp sau:

  • Nhà đầu tư A (Không quản lý rủi ro): + $1.500 – $2.500 + $500 = -$500.
  • Nhà đầu tư B (Quản lý tốt rủi ro): + $700 – $100 – $100 = $500.

Ở trường hợp 1, nhà đầu tư thắng 2 lệnh nhưng vẫn kết thúc giao dịch trong sắc đỏ.

Còn ở trường hợp 2, nhà đầu tư thua 2 lệnh nhưng vẫn kết thúc giao dịch trong sắc xanh.

Xác định rủi ro

Trong trường hợp 2, nhà đầu tư mất cùng một số tiền ở mỗi lần thua (hay còn gọi là cùng một “R bội số”).

Theo cách này, nhà đầu tư có thể biết chính xác họ sẽ thắng hoặc thua bao nhiêu, thay vì cố gắng chiến thắng những giao dịch “nhìn có vẻ tốt”. 

Tỷ lệ Risk/Reward (Rủi ro/Phần thưởng)

Dựa vào bảng ma trận dưới đây, bạn có thể thấy việc giành được tỷ lệ thắng (win rate) cao hơn trong mỗi giao dịch cũng đồng nghĩa với việc bạn chỉ cần có một tỷ lệ R:R thấp hơn.

Đa số mọi người đều không biết rằng, ngay cả với tỷ lệ thắng là 20%, thì họ vẫn có thể kiếm được nhiều lợi nhuận nếu tỷ lệ R:R cao hơn.

Bảng ma trận rủi ro và tỷ lệ thắng
Bảng ma trận rủi ro và tỷ lệ thắng

Chiến lược

Có những nhà đầu tư triệu phú chỉ cần giao dịch với các ngưỡng kháng cự và hỗ trợ siêu cơ bản. Bạn biết vì sao không? 

Bởi vì đối với họ, quản lý rủi ro và tỷ lệ R:R là ưu tiên hàng đầu, chứ không phải chiến lược đầu tư mà họ dùng.

Giả định trường hợp cụ thể

Dưới đây là minh họa cho một giao dịch với ngưỡng kháng cự và hỗ trợ của $SPY.

Ví dụ về quản lý rủi ro trong giao dịch
Ví dụ về quản lý rủi ro trong giao dịch

Giao dịch như sau: Hãy đặt lệnh sau khi giá phá vỡ ngưỡng kháng cự và tiến hành retest để ngưỡng kháng cự chuyển sang hỗ trợ.

Tỷ lệ R:R ít nhất 1:2 trên từng giao dịch sẽ hữu ích hơn. Vì thế, trong giao dịch này, hãy nhắm đến toàn bộ con số $420 đó.

Sau đó hãy đặt stoploss (dừng lỗ) dưới vùng tích lũy trước đó (khoảng 2,67R).

Điều này có nghĩa là bạn sẽ mạo hiểm $200 để kiếm về $534.

Thành công trong giao dịch với tỷ lệ R:R là 1:2
Thành công trong giao dịch với tỷ lệ R:R là 1:2

Theo như ví dụ trên, nhờ vào việc quản lý rủi ro phù hợp, nhà đầu tư đã có thể kiếm được $534.

Nếu như bây giờ bạn mạo hiểm đặt $200 cho 2 giao dịch khác, bạn vẫn sẽ mang về lợi nhuận $134 vì đã biết xác định rủi ro từ trước.

Hiệu quả của việc quản lý rủi ro trong giao dịch
Hiệu quả của việc quản lý rủi ro trong giao dịch

Lời kết

Tóm lại, bài viết trên đã cung cấp những lý do vì sao quản lý rủi ro là khía cạnh quan trọng nhất trong giao dịch và thường thì hầu hết các nhà đầu tư mới sẽ không chú trọng đúng mức vào việc áp dụng nó.

Bên cạnh các bài học đắt giá này, bạn có thể tìm hiểu thêm nhiều kiến thức Forex khác trên website của Phú Thông Trader trước khi tham gia vào thị trường đầu tư. Hãy truy cập vào các kênh dưới đây để cập nhật những thông tin hữu ích về giao dịch Forex:

❖Channel: https://t.me/HOCVIENFX 

❖Youtube: Phu Thong Trader

❖Fanpage: Phú Thông Trader

Related Articles

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

four − 3 =

Back to top button